Cây
vối
là loài cây dân gian thường được sử dụng để làm nước uống giải khát. Nhưng
ngoài tác dụng đó ra thì các thành phần của cây đều được sử dụng và biết đến với
các tác dụng chữa bệnh. Vậy thực tế, cây vối có những tác dụng gì đối với sức
khỏe? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung chia sẻ dưới đây
nhé!
Theo tìm hiểu, chúng
tôi biết được rằng cây vối có hai loại: một loại có lá nhỏ hơn bàn tay, có màu
vàng xanh, loại này được gọi là vối kê hay vối nếp. Còn có một loại to hơn có
lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm và được gọi là vối tẻ.

Cây vối
Cách trồng và chăm sóc hoa vối
Cây vối có thể trồng quanh năm nhưng có lẽ thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa hoặc vào mùa xuân, đây là thời điểm cây có khả năng sống cao và phát triển nhanh nhất.
Xem thêm: Ý nghĩa hoa bò cạp vàng
Đất trồng cây vối phải là loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và đặc biệt loại đất trồng này phải có khả năng thoát nước tốt để cây không bị ngập úng vào mùa mưa.
Ta cũng không cần phải chăm sóc cây vối quá nhiều vì cây có tốc độ phát triển nhanh chóng, khả năng thích nghi với môi trường nhanh.
Vối là loại cây ưa nắng nên trồng ở những nơi nhiều ánh sáng cây sẽ phát triển nhanh nhất, đồng thời ta cũng nên tưới nước ngày 2 lần cho cây nhất là khi cây vối còn nhỏ, nó sẽ cần nhiều nước hơn để tổng hợp chất dinh dưỡng ra lá.
Sau khi lấy nụ vối hay sau khi lấy lá ta nên bón phân cho cây vối để cây phát triển trở lại.
Đặc điểm cây vối
Về các thành phần trong
lá vối thì nó thường có: tanin, các khoáng chất, vitamin và trong đó có khoảng
4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, cũng có một số loại kháng sinh có tác dụng diệt
vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó thì các bộ phận khác của cây vối còn chứa sterol, chất béo.... có tác dụng thanh nhiệt giải
biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ....
Đối với nụ vối và lá vối
thì hai bộ phận này có tác dụng giải khát, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng,
chống đầy bụng, ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp
và hệ tiêu hóa....
Còn đối với vỏ cây vối
nó có tác dụng chữa bỏng, giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế được sự
phát triển của vi trùng....
Rễ cây vối: có tác dụng hỗ trợ viêm gan, vàng da.
Với nước vối thì tác dụng
cơ bản nhất chính là sử dụng để giải khát, lợi tiểu, mát nên là loại nước uống
thích hợp sử dụng vào tất cả các mùa trong năm, đặc biệt là mùa hè nắng nóng.
Thực tế, theo các
nghiên cứu khoa học thì chứng minh được rằng việc chỉ uống nước lọc thì chỉ sau
khoảng thời gian từ 3-40 phút là cơ thể sẽ đào thải hết. Nhưng nếu uống nước vối
hoặc nước chè tươi thì cũng trong khoảng thời gian ấy nhưng cơ thể mới chỉ đào
thải khoảng 1/5 lượng nước mà bạn đã uống. Còn phần còn lại thì sẽ được tiếp tục
đào thải sau đó.
Để chi tiết hơn thì sau
đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số bài thuốc được làm từ cây vối. Cùng
xem những bài thuốc đó như thế nào nhé.
- Bệnh tiểu đường: đối
với căn bệnh này, bạn sử dụng nụ vối khoảng 15-20g, sắc lấy nước và chia làm 3
lần uống trong ngày hay cũng có thể hãm và uống thay trà. Lưu ý, cần uống thường
xuyên.
- Bệnh mỡ máu: nụ vối sử
dụng khoảng 15-20g, hãm lấy nước uống thay trà hoặc cũng có thể nấu thành nước
đặc và chia thành 3 lần uống trong ngày. Với bài thuốc này người bệnh cần phải
uống thường xuyên thì mới có kết quả.
- Bệnh đau bụng đi
ngoài, phân sống: chỉ với 3 cái lá vối, vỏ ối khoảng 8g, núm chuối tiêu khoảng
10g thái nhỏ phơi khô. Tất cả cho vào sắc với khoảng 400ml nước. Sắc đến khi
còn khoảng 100ml nước và chia thành 2 lần uống trong ngày. Bạn dùng bài thuốc
này trong khoảng 2-3 ngày liền sẽ có kết quả.
- Chữa đầy bụng, khó
tiêu: dùng phần vỏ thân cây vối khoảng
6-12g. Rửa sạch, sắc lấy nước đặc và uống 2 lần trong ngày. Hoặc cách khác, bạn
cũng có thể sử dụng nụ vối với khoảng 10-15g, sắc lấy nước đặc và chia thành 3
lần uống trong ngày. Với bài thuốc này bạn cần phải sử dụng thường xuyên và lâu
dài thì mới có tác dụng.
- Chữa lở ngữa, chốc đầu:
dùng lá của cây vối, nấu kỹ lấy nước để tắm, và rửa trực tiếp lên chỗ bị lở ngứa
và dùng để gội đầu.
- Bệnh viêm gan, vàng
da: với căn bệnh này, bạn sử dụng 200g rễ cây vối và sắc uống trong ngày.
- Chữa viêm đại tràng mạn
tính: lấy 200g lá vối tươi, vò nát, thêm 2 lít nước sôi và ngâm trong 1 giờ là
bạn có thể dùng để uống thay nước.
- Chữa bỏng: dùng vỏ gối
cạo bỏ hết phần vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy
nước, lấy nước đó bôi trực tiếp lên chỗ bỏng. Bài thuốc này sẽ có tác dụng giải
tiết dịch, hết phồng, giảm đau và hạn chế được sự phát triển của vi trùng.
Xem thêm: Cách chăm sóc hoa cúc xuxi
Trên đây là một số tác
dụng các bộ phận của cây vối mà
chúng tôi muốn giới thiệu và chia sẻ đến bạn đọc. Với chia sẻ này, hi vọng rằng
bạn sẽ biết thêm nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh tốt cho sức khỏe.
Chúc
bạn sức khỏe!
Nhận xét
Đăng nhận xét